Ô nhiễm không khí luôn luôn là vấn đề báo động ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe môi trường trên toàn cầu. Nó không chỉ tác động đến môi trường, mà còn đến đời sống xã hội. Vậy ta biết những yếu tố nào gây ra ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng của nó tác động như thế nào đến với con người và các sinh vật sống trên trái đất?
Ô nhiễm không khí là gì?
- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí. Thể hiện ở chỗ khói, bụi, hơi, khó lạ xâm nhập vào không khí. Làm cho không khí phát sinh mùi, giảm tầm nhìn, gây nên sự biến đổi khí hậu. Đặc biệt, gây nên nhiều tác hại đến cho con người, sinh vật, hệ sinh thái.
- Với nguyên nhân chính do các hoạt động của con người và các yếu tố tự nhiên gây nên ô nhiễm hiện nay.
- Với thống kê chưa đầy đủ, ô nhiễm không khí khiến cho hơn 3 triệu người chết mỗi năm. Và Ô nhiễm không khó đe dọa gần như tất cả các thành phố lớn trên thế giớ
Xem thêm:
Nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường biển như thế nào?
Dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng có chất lượng thi công hàng đầu hiện nay.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Những yếu tố gây nên ô nhiễm môi trường không khí thường có rất nhiều tác động. Nhưng có hai yếu tố chính đó là: yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo (những việc làm của con người) tạo ra. Vậy ta sẽ tìm hiểu những yếu tố này có gì mà gây ra vấn đề báo động trên toàn câu như thế?
Những yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm không khí
- Từ gió bụi:Đây là một trong những tác nhân gây ra chủ yếu và lan truyền ô nhiễm môi trường theo diện rộng. Đa phần các bụi bẩn, các chất khí thải được gió đẩy xa.
- Từ bão, lốc xoáy:Trở thành một trong những yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường vì có khả năng sinh ra khí NOx , có thể kèm theo những bụi mịn (PM10, 5) khi xảy ra bão cát.
- Từ cháy rừng: Là tác nhân của việc lượng khí Nito Oxit tăng lên trong không khí mỗi năm. Vì quy mô những đám cháy lớn và thời gian dập tắt chúng thường lâu.
- Từ núi lửa phun trào:khi núi lửa phun trào sẽ bốc lên một lượng khí lớn đa phần có thành phần sulphur dioxide, gây ô nhiễm môi trường và thậm chí tạo nên mưa axit.
- Từ hiện tượng nghịch nhiệt: Hiện tượng này thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa. Hiện tượng nghịch nhiệt tạo ra lớp sương mù tầng thấp . Làm các chất gây ô nhiễm trong không khí bị giữ lại tại tầng khí quyển sát mặt đất, gây ô nhiễm
Bên cạnh đó, các yếu khác như là chất phóng xạ, sóng biển, các quá trình phân hủy xác động – thực vật,… cũng là những yếu tố gây ô nhiễm không khí. Nhưng đây đều là những yếu tố khách quan nên khó có thể ngăn chặn và loại bỏ chúng.
Yếu tố nhân tạo gây nên ô nhiễm môi trường không khí
Con người vừa là yếu tố gây nên nhưng cũng chính là nạn nhân của việc không khí bị ô nhiễm. Bởi vì các hoạt động, việc làm của con người thường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc môi trường bị ô nhiễm
Hoạt động sản xuất công, nông nghiệp
- Những khói, bụi, khí thải độc như CO2, CO, SO2, NOx ,… từ các nhà máy góp phần lớn nhất trong việc không khí bị ô nhiễm trên diện rộng. Phân bón có chứa Nitơ ở các trang trại là nguồn phát thải khí ammoniac.
- Khi quá trình đốt cháy chất thải xảy ra. Sol khí (chất lơ lửng trong không khí với kích thước vô cùng nhỏ, dạng keo, tương đối bền và khó lắng) cũng được hình thành. Đặc biệt, cùng với những chất hữu cơ khó cháy hoặc chưa cháy hết (muội than, bụi…) cũng tổn hại đến sức khỏe của những người dân.
- Hiện tượng mưa axit cũng bắt nguồn các nguyên nhân trên. Góp phần gây ảnh hưởng không chỉ ở con người mà còn mùa màng, kinh tế.
Phương tiện giao thông
- Là một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Các phương tiện đi lại, vận chuyển như ô tô, xe máy,… thường sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động.
- Quá trình hoạt động các phương tiện giao thông đều thải ra lượng lớn khí độc hại như: Bụi, CO,… gây hại đến con người cũng như môi trường.
- Nhưng ngày này các nước phát triển như Mỹ, Nhật,… đã sử dụng các phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng cho dịch vụ di chuyển như là tàu đệm từ hay xe điện đồng cực từ tính,… để tránh gây ô nhiễm.
Tuy nhiên ở các nước chưa phát triển hay đang phát triển thì vấn đề này còn tiếp diễn thậm chí đang diễn biến phức tạp do các phương tiện giao thông chưa được cải tiến, còn lạc hậu, lỗi thời.
Công nghiệp quốc phòng
Trong quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm vũ khí đã phát sinh nhiều chất thải. Không những thế các khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là những yếu tố gây ra sự ô nhiễm.
Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất
- Các hoạt động xây dựng hoặc phá dỡ công trình dù với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến song nó cũng gây ra ô nhiễm KK nặng nề.Đặc biệt là ở các trung tâm, thành phố lớn.
- Bên cạnh đó, các hoạt động sản xuất như lò rèn, lò đốt rác,… đều tác động tới tình trạng ô nhiễm ngày càng nhiều.
Hoạt động sinh hoạt
- Các hoạt động nấu nướng được sử dụng các nguyên liệu đốt cháy như củi, than,… làm tăng khói bụi và các chất khí độc ra môi trường.
- Việc này thường thấy ở các nông thôn, hoặc nơi có kinh tế thấp kém.
Các việc thu gom, xử lý rác thải
- Nguồn ô nhiễm chính là do khói khí đốt từ rơm rạ và các loại rác thải khác.
- Các bãi tập kết rác sau khi được xe thu gom và phân loại, họ sẽ đốt để giảm lượng rác bãi chứa vì lượng rác quá nhiều.
- Điều đó đã và đang làm cho không khí chúng ta ngày càng ô nhiễm một cách nặng nề và nghiêm trọng
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí
Tác động đến động – thực vật
- Ô nhiễm không khí ảnh hưởng sâu sắc đến với động – thực vật. Các hợp chất nguy hiểm như SO2, NO2,… có thể gây tắc nghẽn khí quản của sinh vật sống. Làm hư hại, suy giảm hệ thống miễn dịch cũng như các quá trình bên trong cơ thể
- Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu cũng do ô nhiễm không khí gây nên, đặc biệt có thể tạo ra hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên thực vật .
- Có thể làm ion nhôm giải phóng vào nước làm tổn hại rễ cây. Không chỉ thế mưa axit còn làm giảm hấp thu thức ăn và nước của chúng, và còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ lá cây. Từ đó, khiến cây trở nên kém phát triển và chúng sẽ chết dần.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn tác động đến động thực vật như:
- Bên cạnh đó, khí Flo gây nhiều tai họa hơn cả. Các động vật, đặc biệt thú nuôi bị nhiễm độc do hít trực tiếp hoặc gián tiếp qua các chuỗi thức ăn.
- Hầu hết các chất gây ô nhiễm không khí đều có tính acid, nếu kết hợp với các giọt nước trong không khí, làm nước có tính axit. Khi những giọt nước mưa ấy rơi xuống sẽ gây hại cho môi trường, giết chết nhiều thực – động vật. Mưa axit cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, hồ,…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật ở môi trường nước, hệ sinh thái.
Tác động đến con người
Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết. Cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 µm.
Với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 µm sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Vì vậy các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 µm. Chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Những hạt bụi mịn và siêu mịn đã được WHO xếp vào chất gây ung thư cho con người.
Điều đó cho thấy được ô khí bị ô nhiễm rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của con người như nào, nó cũng chính là tác nhân lớn nhất dẫn đến gánh nặng bệnh tật từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất,…
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe khỏi ô nhiêm không khí
Đứng trước những hậu quả khôn lường, nghiêm trọng mà không khí ô nhiễm mang lại. Mỗi chúng ta cần phải có biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường không khí. Chẳng hạn như: trồng thêm cây xanh, đi xe đạp thay cho các phương tiện sử dụng nhiên liệu. Đóng kín cửa, mang khẩu trang, sử dụng các thiết bị lọc không khí, thông gió,…
Tuy nhiên những phương pháp này chỉ ngăn ngừa tạm thời ,hoặc giảm bớt được một phần nhỏ nào từ những tác hại mà ô nhiễm không khí gây ra.
Nguồn https://xulychatthai.com.vn/