Ô nhiễm môi trường nước luôn được rất rất nhiều quốc gia quan tâm hiện nay. Vì đó không những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại của cả quốc gia hiện nay.
Nước bao phủ khoảng 70,8% diện tích bề mặt Trái Đất. Và là sự sống của con người, là thành phần không thể thiếu ở mọi cơ thể sống. Tuy nhiên ngày nay, ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn nan giải trên toàn cầu. Đặc biệt những nước đang phát triển như Việt Nam hoặc chưa phát triển do các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường chưa được thực hiện đúng mức tối ưu.
Vậy ta hiểu ô nhiễm môi trường nước là gì?. Những hậu quả, nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam như thế nào?
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn. Là khi các nguồn nước bị nhiễm các chất gây bất lợi cho sức khỏe của các sinh vật sống.
Ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut,… phát sinh từ các nguồn thải khác nhau được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước ngầm mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn không kiểm soát. Các chất gây ra ô nhiễm môi trường nước gồm: phân bón và thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp; nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm; chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác; chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp. Các chất này có thể hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước như thế nào?
Nguyên nhân tự nhiên:
- Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… (các hiện tượng làm giảm chất lượng nước).
- Do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Các xác chết của vi sinh vật khi bị phân hủy sẽ ngấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm.
- Ngoài ra còn do các đặc tính của đất như là: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm; nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…
Nguyên nhân nhân tạo:
Chủ yếu đều bắt nguồn từ các hoạt động của con người, chủ yếu là:
- Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông, công nghiệp
- Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế. Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp (hoặc những chất thải chưa qua xử lí)
- Rò rỉ dầu do tai nạn, rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất
- Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- Chất thải phóng xạ
- Đô thị hóa
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước là gì?
Đối với con người, sinh vật:
- Ô nhiễm nguồn nước có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Cụ thể hơn, những căn bệnh do ô nhiễm nước như là các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng nhiều.
- Kim loại nặng được thải ra từ công nghiệp có thể tích lũy dần ở các hồ, sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển hoặc động vật có vỏ. Những người ăn phải chúng sẽ bị chậm phát triển; dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh ung thư
- Ô nhiễm nước sẽ không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức, nhưng nó sẽ gây hại cho chúng ta sau khi tiếp xúc lâu dài. Có thể ban đầu chỉ là bệnh ngoài da và sau đó gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường nước còn trực tiếp gây ra
- Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn để lại những bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sản hay những động vật trên cạn uống nguồn nước ấy. Nước ô nhiễm các vi sinh vật cũng là một vấn đề nan giải vô cùng lớn ở các nước đang hoặc chưa phát triển. Được biết các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh do ô nhiễm nước gây ra.
- Chúng còn để mầm bệnh thông qua cách gián tiếp theo chuỗi thức ăn. Những loài động vật nếu sinh sống hay được chăn nuôi thủy sản ở nguồn nước bị ô nhiễm. Sẽ làm cho sinh vật chết hàng loạt, không những thế người tiêu dùng như chúng ta cũng sẽ mắc những bệnh. Ô nhiễm nguồn nước còn gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính, hoặc có thể dẫn dến tử vong
- Các hạt sunfat (do mưa axit) có thể gây hại cho các sinh vật biển, có thể gây tử vong. Các hạt lơ lửng trong nước ngọt không những làm giảm chất lượng nước uống cho sinh vật sống, mà con làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, gây gián đoạn quá trình phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật.
Đối với kinh tế:
- Ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn hại không nhỏ đến kinh tế đất nước. Vì phải mất rất nhiều chi phí cũng như thời gian để xử lí các chất thải khó hoặc không phân hủy nhanh tích tụ trong nước và chảy ra đại dương.
- Ô nhiễm mạch nước ngầm còn được ngăn chặn bằng cách ngăn chặn các chất thải, độc hại làm ô nhiễm các vùng nước gần khu vực đó. Ngoài ra có một số phương pháp, thiết bị công nghệ tiên tiến như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,…
Việc làm sạch nguồn nước có chi phí đắt đỏ hơn so với việc ngăn ngừa nguồn nước ô nhiễm.
Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng có chất lượng thi công hàng đầu hiện nay.
Chi phí cho việc làm sạch nước bị ô nhiễm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
- Vị trí, nơi mà nguồn nước bị ô nhiễm rất thuận lợi trong việc biết được chi phí dọn dẹp. Nếu những nơi thuận tiện di chuyển làm sạch, thì chi phí sẽ rẻ hơn
- Quy mô, phạm vi nguồn nước ô nhiễm cũng là một yêu tố quan trọng. Nếu như diện tích ô nhiễm càng lớn, thì chi phí dọn dẹp kèm đó cũng tăng theo.
- Thành phần cấu tạo, loại chất chất gây ô nhiễm cũng rất quan trọng trong việc xác định chi phí. Những hợp/loại chất càng khó xử lí thì chi phí để làm sạch chúng cũng sẽ đắt hơn.
Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước
Có 5 biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước cơ bản và mang lại hiệu quả nhất:
Xử lý nước, rác thải đúng cách
- Các nhà máy, công nghiệp cần có quy trình làm sạch nước thải kỹ thuật tiên tiến hơn, xử lí nước thải đúng quy luật trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Phải luôn bảo trì, phát hiện kịp thời thay thế và sửa chữa cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi.
- Các bể tự hoại trong gia đình phải cần được đảm bảo xử lý trước chỗ nước thải khi thấm vào đất.
- Bên cạnh đó, ta không nên xả rác, vứt rác xuống cái hồ, sông, suối, biển,… Đặc biệt những khu vui chơi có chứa diện tích nước rộng lớn, điều đó cũng gây ra sự ô nhiễm nước nếu lượng rác thải quá lớn.
Hướng đến nông nghiệp xanh
- Nông dân có thể thực hành nền nông nghiệp xanh bằng cách xây dựng và thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng nông nghiệp để hạn chế hàm lượng chất dinh dưỡng dư thừa, việc này làm giảm khả năng ô nhiễm nước ngầm từ phốt phát và nitrat.
- Ngoài ra khi sử dụng các kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), các tác nhân của thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể được quản lý, cũng như kiểm soát dịch hại sinh học, sâu bệnh và giảm đi sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học.
Luôn tiết kiệm nước
- Cũng như ta đã biết ngày nay nước sạch bị cạn kiệt dần, có những nơi không có nguồn nước sạch để sinh hoạt. Vì thế chúng ta cần tiết kiệm nước.
- Hãy giảm sự lãng phí nước bằng những việc đơn giản trong cuộc sống như: tắt vòi nước khi đang đánh răng, kiểm tra và bảo dưỡng các đường ống dẫn nước thường xuyên, …
- Ngoài ra, hãy tận dụng những nguồn nước từ tự nhiên như nước mưa vào việc tưới cây, cọ rửa,… để tránh lãng phí nước sạch
Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm nước
- Ở Việt Nam, các luật phòng chống ô nhiễm nguồn nước cũng nên thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả của ô nhiễm nước hàng đầu như việc xử lý chất thải công nghiệp và quản lý rác thải.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
- Đây chính là biện pháp quan trọng nhất. Mỗi con người cần phải được nâng cao ý thức. Biết tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
- Tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường nước. Chúng ta sẽ có được một cộng đồng tốt, một sức khỏe tốt.
- Các cá nhân và tổ chức có thể giáo dục gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các chiến dịch vận động để hiểu rõ được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước.
Nguồn https://xulychatthai.com.vn/