CFU là gì? Và MPN là gì? Giữa hai thuật ngữ nầy có mối liên hệ với nhau hay không. Hãy cùng Công ty Xử Lý Chất Thải chúng tôi tìm hiểu thuật ngữ trên và các đặc điểm liên quan nhé.
MPN là gì, CFU là gì? Hai thuật ngữ này có gì khác nhau. Hãy cùng các chuyên gia của Nihophawa theo dõi và tìm hiểu qua bài viết này.
Trước khi tìm hiểu CFU là gì, MNP là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm như sau:
Khuẩn lạc là gì?
Ta có hiểu một cách đơn giản, khuẩn lạc là khi ta tiến hành nuôi cấy một loại Vi sinh nào đó có thể là nấm hoặc vi khuẩn… mà nó phát triển, sinh sản, nhân lên thành một “tập đoàn” mà ta có thể quan sát được bằng mắt, thì đó gọi là khuẩn lạc. Tóm lại, Khuẩn lạc là tập đoàn vi sinh vật.
Dựa vào mình dạng, môi trường nuôi cấy, màu sắc khuẩn lạc làm cơ sở để phân loại các nhóm vi khuẩn khác nhau, các nhóm xạ khuẩn khác nhau.
CFU là gì?
- CFU được viết tắt từ Colony Forming Units được gọi là đơn vị hình thành khuẩn lạc. Là chỉ số nhằm đánh giá, ước tính số lượng tế bào nấm hoặc vi khuẩn khả thi có trong một mẫu nhất đinh.
- Tế bào nấm hoặc vi khuẩn khả thi được định nghĩa là khả năng nhân lên thông qua quá trình phân hạch nhị phân trong điều kiện có kiểm soát nhất định.
- Nhằm xác định CFU trong thực tế thì cần phải nuôi cấy vi khuẩn, và đếm các tế bào có khả năng nhân lên tức là tế bào sống. Do đó, sự xuất hiện trực quan của CFU trong nuôi cấy tế nào đòi hỏi phải có sự tăng trưởng nhân lên.
- Phương pháp đếm các khuẩn lạc có thể sống trên đĩa thạch được gọi là phương pháp đếm chuẩn, được xác định đưới dạng CFU/ml đối với chất lỏng và CFU/g đối với mẫu chất rắn.
Vì sao phải xác định, tính toán CFU
- Như định nghĩa CFU đã nói đến mục đích của việc đếm số lượng tế bào khả thi, dựa trên khả năng tạo ra khuẩn lạc trong điều kiện về dinh dưỡng, thời gian, nhiệt độ nhất đinh.
- Tế bào khả thi có thể tạo ra một tập khuẩn lạc thông qua quá trình sao chép. Nhưng trong thực tế thì tế bào đơn cũng có thể tạo ra một khuẩn lạc tương tự. Bên cạnh đóm nhiều vi khuẩn cũng có khả năng phát triển thành chuỗi hoặc cục.
Vì vậy, ước lượng số lượng vi sinh vật thông qua CFU có thể vượt qua số lượng tế bào có trong một mẫu.
Cách thực hiện xác định CFU như thế nào?
Một số phương pháp sử dụng để định lượng kết quả đếm vi sinh như sau:
- Phương pháp Pour Plate:
Là phương pháp sử dụng mẫu đặt trong đĩa petri có đặt thạch nóng chảy được làm lạnh đến khoảng 40 – 450C ở ngay trên điểm đông đặc để giảm thiểu tế bào chết do nhiệt. Sau khi miếng thạch đông cứng.
- Phương pháp Spread Plate:
Sử dụng 1 mẫu với thể tích nhỏ trải đều trên bề mặt đĩa thạch dinh dưỡng. Để khô trước khi ủ.
- Phương pháp Màng lọc:
Sử dụng mẫu được lọc qua bộ màng lọc. Sau đó bộ lọc đặt trên bề mặt của đĩa thạch dinh dưỡng, mặt vi khuẩn hướng lên.
Trong quá trình ủ, các chất dinh dưỡng được lọc qua bộ lọc để hỗ trợ các tế bào phát triển. Vì diện tích bề mặt hầu hết các bộ lọc nhỏ hơn so với đĩa Petri tiêu chuẩn. Nên phạm vi tuyến tính số lượng tấm sẽ ít hơn.
- Phương pháp Miles và Misra:
Với tên gọi khác là phương pháp nhỏ giọt, thường là khoảng 10 micrliter của mẫu pha loãng. Sau đó nhỏ vào đĩa petri. Các đĩa chứa mẫu giọt phải được đọc trong lúc quần thể vẫn còn nhỏ. Tránh tình trạng mất CFU khi chúng cùng phát triển.
Với kỹ thuật sử dụng thạch, không thể sử dụng các dung dịch chất lỏng. Vì độ tinh kiết của mẫu thử không thể xác định và đếm từng tế bào trong chất lỏng.
MPN là gì?
- MPN viết tắt của Most probable number là chỉ số sử dụng để ước tính nồng độ vi sinh vật khả thi có trong một mẫu bằng pha loãng gấp 10 lần nhằm tạo ra sự tăng trưởng của vi sinh vât,
- MPN thường được sử dụng để ước tính số lượng quần thể vi sinh vật có trong đất, nước và các mẫu chứa vật liệu hạt.
Áp dụng phương pháp MPN nhằm mục đích gì?
- Trong thực tế MPN rất phổ biến để áp dụng kiểm tra chất lượng của nước, nhằm xác định số lượng vi khuẩn có trong nước.
- Trong đó, nhóm vi khuẩn coliform có vai trò báo hiệu chỉ số ô nhiễm của nước. Tức là định lượng coliform bằng mpn
- Nếu trong mẫu có chỉ số Coliform thấp thì mẫu chứa ít vi sinh vật gây bệnh. Ngược lại, chỉ số Coliform cao thể hiện mẫu chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh tức là nước không an toàn để sử dụng.
- Đối với nước thải thì MPN cũng có vai trò rất quan trọng, MPN là một trong những yếu tố xác định an toàn về mặt sinh học của nước thải, tức là đảm bảo nước có an toàn về chỉ tiêu vi sinh trước khi thải ra môi trường. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải hiện nay.
>>>>Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu Đà Nẵng giá rẻ
Các bước thử nghiệm MPN
- Mẫu nước được thử sẽ được pha loãng và tiêm và nước đường sữa.
- Khi đó, khuẩn Coliform trong nước sẽ sử dụng đường sữa trong dung môi pha sẵn để phát triển sinh khối tạo tra axit cà khí.
- Do có axit nên môi trường đổi màu và xuất hiện khí. Tiến hành thu bọt khí từ môi trường dung môi.
- Số lượng coliform sẽ được xác định bằng tổng số lượng ống khí có phản ứng dương tính.
- So sánh mô hình kết quả dương tính với bảng tiêu chuẩn để xác định tổng số Coliform.
Các bước thực hiện kiểm tra theo phương pháp MPN
Các bước kiểm tra MPN bao gồm:
-
Kiểm tra định tính
Đây là bước kiểm tra xác định để biết được trong mẫu có chứa Coliform hay không bằng cách xác định sự xuất hiện của axit và khí.
Nếu mẫu thử nghiệm giả định không chứa axit và khí tức là mẫu đó âm tính, an toàn về mặt vi sinh.
Nếu mẫu giả định chứa axit và khí nghĩa là mẫu đó có chứa lượng Coliform nhât định. Tiếp tục thực hiện kiểm tra xác định số lượng Coliform có trong mẫu.
-
Kiểm tra định lượng
Trong thực tế, nhiều loại chủng vi khuẩn khác ngoài coliform cũng có khả năng tạo ra axit và khí trong quá trình lên men đường
Do đó, để xác nhận có có coliform hay không ta tiến hành thử nghiệm xác nhận.
Khi các ống men có kết quả dương tính cần thử nghiệm tiếp tục như sau:
+ 3 ml nước dùng đường latose hoặc ống đã lên men đường latose màu xanh sáng.
+ 1 môi trường thạch
+ 3 ml nước tryptone.
Sau đó thử nước.
- Hoàn thành thử nghiệm:
Vì 1 số kết quả xét nghiệm dương tính có thể sai. Vì vậy mỗi chủng từ mỗi ống nghiệm dương tính cần được xác nhận.
Sau khi ủ, tất cả các đãi được kiểm tra sự hiện diện của khuẩn lạc điển hình do coliform tạo ra. Sự hiện diện của khuẩn lạc ở nhiệt độ cao cho thấy sự có mặt của Ecoli.
Sự Khác Biệt Giữa phương pháp CFU và phương pháp MPN Là Gì?
Chỉ tiêu so sánh | CFU | MPN |
Định nghĩa | CFU là một biện pháp được sử dụng để thể hiện số khuẩn lạc hoặc nấm có thể sống được trong một mẫu nhất định. | MPN là một biện pháp thay thế cho CFU và đo lường số lượng các tế bào vi khuẩn có thể tồn tại trong một mẫu chất lỏng. |
Đơn vị tính | CFU/ ml hoặc CFU/ g | MPN/ 100 ml |
Phép tính như thế nào | CFU được tính bằng cách đếm số khuẩn lạc trồng trên đĩa thạch. | MPN được tính bằng cách so sánh mẫu tích cực và tiêu cực của ống với bảng thống kê MPN. |
Kỹ thuật pha loãng | Pha loãng nối tiếp được thực hiện trước khi đặt mẫu trên đĩa thạch. | Sự pha loãng nối tiếp thường không được thực hiện khi tính MPN |
Phương pháp xác định | Phương pháp mảng lan truyền và phương pháp đổ đĩa là hai loại phương pháp thực hiện để đạt được CFU. | Quá trình lên men nhiều ống là phương pháp thực hiện để có được giá trị MPN. |
Đặc điểm tương đồng giữa cfu và mpn
2 phương pháp MPN và CFU đều là 2 phương pháp tương đương nhau, đều xác định số lượng vi khuẩn có trong mẫu.
Hiện nay cả 2 phương pháp đều được công nhận của nhiều cơ quan, có giá trị khoa học như nhau. Nhưng 2 phương pháp có sự ứng dụng trong thực tế khác nhau, đối với CFU, vi khuẩn sẽ phát triển trên môi trường rắn như thạch còn đối với MPN, các mẫu được phát triển trong môi trường lòng.
Độ tin cậy của 2 phương pháp trên đều đạt trên 95%, để đạt hiệu quả cao hơn trong thực tế người ta sử dụng màng lọc CFR để xác định.