Chất thải y tế luôn là đề tài tốn rất nhiều giấy mực của các chuyên gia. Chất thải y tế phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế nên luôn luôn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn về mặt ô nhiễm môi trường. Trong bài viết nầy xulychatthai.com.vn cung cấp đến chop khách hàng toàn bộ kiến thức cũng như chủ trương quản lý nhà nước về chất thải y tế.
Chất thải y tế là gì?
Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT – Quy định về quản lý rác thải y tế được Bộ Y tế – Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 31/12/2015 thì chất thải y tế được định nghĩa như sau:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
Sở dĩ có sự phân loại rõ ràng như vậy nhằm tạo sự rõ ràng cho sự quản lý của các cơ quan chức năng cũng như tạo thuận lợi cho quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy trình kỹ thuật.
Thu gom – phân loại – xủ lý Chất thải y tế luôn luôn được cộng đồng quan tâm
Thực hành phân loại rác thải y tế trong thực tế là việc cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý chất thải cũng như xử lý được đảm bảo tốt nhất. Trong thực tế, việc nầy giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh tật, các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội. Đồng thời, phân loại chất thải y tế tốt còn góp phần giảm thiểu lượng chất thải nguy hại được xử lý.
Những yêu cầu – nguyên tắc cơ bản trong loại chất thải y tế
Trong thực tế đã chứng minh rằng, chất thải y tế nếu không được phân loại tốt, thu gom, quản lý cũng như xử lý tốt là nguồn bùng phát bệnh tật. Quá trình phát sinh chất thải y tế không phải đơn vị nào cũng giống nhau mà phụ thuộc vào đặc thù về cơ sở, loại hình, quy định quản lý chất thải, tỷ lệ bênh nhân được chăm sóc và điều trị.
Nguyên tắc chung trong phân loại chất thải y tế
+ Dựa trên yếu tố nguy hại để phân loại: Tại nơi phát sinh cần phải nắm rõ để phân loại chất thải nguy hại và không nguy hại tại thời điểm phát sinh để quản lý;
+ Các chất thải phải được phân loại và đựng riêng vào từng loại bao bì, dụng cụ cũng như lưu tại từng nơi chứa theo quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT.
+ Đặc biệt đối với chất thải lây nhiễm, khi để lẫn với các loại chất thải khác thì vẫn được thu gom xử lý chất thải đó như chất thải lây nhiễm
Hướng dẫn phân loại và quy định về màu sắc, biểu tượng đối với chất thải y tế theo thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Xem thêm: Hút hầm cầu tại Đà Nẵng Thi công nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao
Phân loại chất thải phát sinh trong bệnh viện – cơ sở y tế
Đối với bệnh viện, cơ sở y tế được phân loại theo 5 loại khác nhau:
+ Chất thải thông thường: Là các loại rác thải sinh hoạt phát sinh thông thường như: chai lọ, hộp các tông, bao bì, giấy….
+ Chất thải y tế: được chia ra 5 loại khác nhau như sau
– Chât lây nhiễm: bao gồm các loại bông, băng, gạc, đồ băng bó, áo quần, găng tay..tất cả các vật tư tiếp xúc với máu tại bệnh viện.
– Các vật sắc nhọn: các loại vật sắc nhọn bao gồm xiranh, kim tim, dao mổ, kéo mổ, thủy tinh, ống nghiệm, lưỡi dao và các loại vật khác có đầu nhọn, dễ vỡ trong quá trình sau sử dụng.
Quy trình phân loại chất thải y tế của bệnh viện
– Chất thải y tế từ phòng thí nghiệm: Bao gồm găng tay, ống nghiệm, túi máu, các chất thải từ phòng thì nghiệm khác khi nghiên cứu bệnh học, truyền máu, vi sinh.
Ngoài ra, còn có các loại khác như sau:
– Chất thải dược phẩm: bao gồm các loại thuốc quá hạn sử dụng, thuốc hoàn trả, các loại thuốc bị hư hỏng hay bỏ đi.
– Chất thải bệnh phẩm: bao gồm mô người, nội tạng, các chi, các bộ phận cơ thể người, nhau thai, thi thể, xác động vật…
+ Chất thải hóa học: rác thải hóa học tương đối phức tạp, phát sinh từ nhiều nguồn chủ yếu từ hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán. Được phân loại thành các nhóm sau: chất thải độc hại, chất đường, amino axit, muối vô cơ, hữu cơ; các chất độc hại như formaldehyde, các chất định hình, dung môi, các chất hữu cơ, vô cơ.
+ Chất thải phóng xạ: bao gồm các chất có hoạt độ phóng xạ, chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu, nghiên cự hoặc các loại bệnh phẩm có chứa phóng xạ.
+ Các vật có chứa áp suất: bao gồm các bình khí chứa áp suất cao như: CO2, O2, bình khí dung, bình khí sử dụng 1 lần…
Nguyên tắc về thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại
Theo nguyên tắc chung, phân loại chất thải y tế phải được phân loại càng sớm, càng gần nơi phát thải càng tốt. Bên cạnh đó, chất thải y tế nguy hại không được để lẫn với chất thải y tế thông thường, nếu để lẫn với chất thải y tế thông thường thì cũng được thu gom như chất thải nguy hại.
Các túi đựng và vật chứa chất thải y tế được quy định về màu sắc cũng như chủng loại khác nhau, được quy định cụ thể như sau:
+ Các túi và vật chứa để thu gom chất thải y tế theo quy định có màu vàng, màu xanh đối với chất thải thông thường, màu đen đối với các loại hóa chất và chất phóng xạ, xạ trị.
+ Yêu cầu các túi phải làm bằng nhựa PE và PP, dung tích tối đa là 0,1m3, và phải đánh dấu mức đầy 2/3 túi.
+ Các dụng cụ sắc nhọn phải đựng trọng các thùng vật liệu rắn và dễ tiêu hủy bằng phương pháp đốt. Các dụng cụ chứa nầy phải có dụng tích phù hợp cho nhiều loại chất thải sắc nhọn khác nhau, phải có tay cầm và có nắp đậy.
Ngoài ra, khi phân loại chất thải y tế còn lưu ý đến một số vấn đề sau:
+ Chất thải lây nhiễm tránh để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp đó phải được thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
+ Vị trí, bao bì, dụng cụ đựng chất thải phải đặt tại các bộ phận, phòng, khoa ở nơi cố định.
+ Tại mỗi vị trí đựng bao bì, dụng cụ phải bố trí hướng dẫn phân loại cụ thể theo quy định của pháp luật.
Cụ thể chất thải y tế được phân loại thành các loại như sau:
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
Chất thải y tế phải được phân loại và đựng trong dụng cụ khác nhau
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
Xử lý rác thải y tế nguy hại
Chất thải y tế sau khi được thu gom, vận chuyển đúng quy trình theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT. Các thùng chứa sẽ được dán nhãn, màu sắc theo quy định, kèm theo tài liệu hướng dẫn đi kèm. Vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng đến cơ sở xử lý đúng quy định pháp luật.
Một số lưu ý khi xử lý chất thải y tế.
+ Ưu tiên lựa chọn các công nghệ thân thiện môi trường, đạt các tiêu chuẩn quốc gia về khí thải, phát thải. Công nghệ tối ưu hiện nay chính là công nghệ đốt.
Xử lý chất thải y tế bằng phương pháp đốt là sự lựa chọn hàng đầu
+ Hình thức xử lý chất thải y tế ưu tiên theo thứ tự sau:
- Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
- Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
- Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.