Cam kết bảo vệ môi trường là gì?

Cam kết bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ môi trường mang tính chất pháp lý ràng buộc giữa doanh nghiệp, cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước về mặt trách nhiệm.

Dựa vào những đặc điểm cụ thể của dự án như điều kiện tự nhiên, tiến hành dự báo đánh giá những khía cạnh tích cự, tiêu cực, ảnh hưởng gián tiếp, ảnh hưởng trực tiếp mà quá trình hoạt động dự án có thể ảnh hưởng đến môi trường.

Dựa trên cơ sở những dự báo, đánh giá nầy. Để có đề xuất những biện pháp nhằm phát huy những khía cạnh tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của dự án đến với môi trường.

Tải 100+ Hồ Sơ Cam Kết Bảo Vệ Môi Trường Các Ngành Nghề

Mục đích của lập cam kết bảo vệ môi trường?

  • Hồ sơ CKBVMT giúp chúng ta hiểu được những vấn để ảnh hưởng của dự án đối với môi trường bằng những phân tích, đánh giá, dự báo của mình. Qua đó đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
  • Là sơ sở pháp lý để chủ đầu tư thực hiện những cam kết, giảm giảm thiểu, hạn chế ảnh hưởng xấu đến với môi trường. Trong giai đoạn tiến hành dự án cũng như trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
  • Liệt kê tất cả những yếu tố giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn phát sinh ô nhiễm của dự án như: nước thải, khí thải, chất thải rắn…

Tóm lại, lập cam kết bảo vệ môi trường  để có thể:

  • Là một văn bản pháp lý cần thiết đáp ứng tiêu chí cần và đủ cho một dự án trước khi đi vào hoạt động.
  • Đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định mà không gặp các rắc rối liên quan đến môi trường.
  • Việc sử dụng các nguồn lực khác liên quan đến dự án như quỹ đất dự trù, cơ sở hạ tầng, nguồn điện, nước…được lên kế hoạch sẵn, không dẫn đến thụ động hoặc tốn nhiều chi phí để quy hoạch lại khi dự án đã đi vào hoạt động.

    Cam kết bảo vệ môi trường
    Cam kết bảo vệ môi trường luôn là văn bản cần thiết đối với doanh nghiệp

Thành phần hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường

Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bản CKBVMT gồm:

  • 3 bản cam kết bảo vệ môi trường của công ty với bao gồm: trang bìa, trang phụ bìa. Cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;
  • 1 báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án có chữ ký (ghi rõ họ tên, chức danh) của người đại diện  pháp luật có thẩm quyền, đóng dấu của cơ quan chủ dự án (nếu có).

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất, hồ sơ đăng ký bản CKBVMT gồm:

  • 3 bản CKBVMT bao gồm: trang bìa, trang phụ bìa. Với yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;

Xem thêm: Hút hầm cầu tại Đà Nẵng Thi công nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao

Đối với lập cam kết bảo vệ môi trường 

Các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất thì đều phải lập và đăng ký bản CKBVMT.

Làm cam kết bảo vệ môi trường phải được thực hiện trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định này. Chủ dự án lập CKBVMT phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường trong bản cam kết đã được đăng ký.

Đối tượng lập CKBVMT gồm những ai?

Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất. Theo đúng quy định cam kết bảo vệ môi trường phải được lập trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Đối với các dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

  • Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;
  • Thay đổi địa điểm thực hiện;
  • Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản CKBVMT đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thời điểm lập cam kết bảo vệ môi trường

  • Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký CKBVMT trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.
  • Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khoan thăm dò.
  • Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.
  • Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản CKBVMT trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Các bước tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường

  • Bước 1 : Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô Dự án;
  • Bước 2 Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;
  • Bước 3 Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH liên quan đến hoạt động của Dự án;
  • Bước 4 Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn.  xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
  • Bước 5 Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;
  • Bước 6 Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;
  • Bước 7 Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải. phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
  • Bước 8 Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  • Bước 9 Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt (Gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường)
  • Bước 10 Thẩm định và Quyết định phê duyệt.

Ví dụ một số loại hình lập CKBVMT: các cơ sở thu mua phế liệu, nhà nghỉ,  kinh doanh cho thuê nhà trọ, quán ăn…

Cơ sở pháp lý của thực hiện cam kết bảo vệ môi trường:

  1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005.
  2. Nghị định 29/2011/NĐ-CP Nghị đinh quy định đánh giá môi trường chiến lược.  đánh giá tác động môi trường, CKBVMT.
  3. Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và CKBVMT.

Vì sao nên chọn Công ty chúng tôi là đơn vị tư vấn?

Công ty xử lý chất thải chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm về lĩnh vực tư vấn môi trường. Đặc biệt là công ty lập CKBVM. Chúng tôi đã thực hiện hàng trăm dự án lớn nhỏ về tư vấn môi trường từ Bắc đến Nam. Với đội ngũ chuyên viên năng động, nhiệt huyết, trình độ kỹ thuật cao. chúng tôi tin tưởng rằng khi đến với xulychatthai.com.vn , quý khách hàng sẽ thỏa mãn các tiêu chí:

  • Giá cả hợp lý và cạnh tranh nhất
  • Thời gian thực hiện là nhanh nhất, đảm bảo tiến độ nhất
  • Văn bản thực hiện đảm bảo tính chính xác, độ trung thực. Đảm bảo sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho chủ đầu tư.
CAm kết bảo vệ môi trường
Mẫu Cam kết bảo vệ môi trường

Mẫu Cam kết Bảo Vệ Môi Trường

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BẢN CAM KẾT

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26
/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

(Cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án (nếu có))

(Chủ dự án)

BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án (1)

CHỦ DỰ ÁN (*)
(Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án ký, ghi họ tên, đóng dấu) (**)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN (nếu có) (*)
(Đại diện có thẩm quyền của đơn vị ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Tháng… năm 20…

Ghi chú:

(1) Tên Dự án;

(*) Chỉ thể hiện ở trang phụ bìa;

(**) Chỉ bắt buộc đóng dấu nếu chủ dự án là pháp nhân.

CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————

(Địa danh nơi thực hiện dự án), ngày… tháng… năm…

 

Kính gửi : (1)…………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi là: (2)……………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………..

Xin gửi đến quý (1) bản cam kết bảo vệ môi trường để đăng ký với các nội dung sau đây:

  1. Thông tin chung

1.1. Tên dự án đầu tư: nêu đúng tên gọi của dự án như trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương).

1.2.Chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ của Chủ dự án:

1.4. Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án:

1.5. Phương tiện liên lạc với của chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

1.6. Địa điểm thực hiện dự án

Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử… ), hiện trạng sử dụng đất trên diện tích đất của dự án và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.

Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.

1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất. Công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

– Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.

– Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.

Yêu cầu:

– Đối với dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần I Phụ lục này cần phải bổ sung: thông tin về cơ sở đang hoạt động, đặc biệt là các thông tin liên quan các công trình, thiết bị, hạng mục, công nghệ sẽ được tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung.

– Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần I Phụ lục này. cần làm rõ hiện trạng thi công các hạng mục công trình của dự án. Thể hiện rõ các thông tin về những thay đổi liên quan đến địa điểm, quy mô, công suất.

  1. Các tác động môi trường

2.1. Các loại chất thải phát sinh

2.1.1. Khí thải: …

2.1.2. Nước thải: …

2.1.3. Chất thải rắn: …

2.1.4. Chất thải khác: …

Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần.

2.2. Các tác động khác

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

III. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

3.1. Xử lý chất thải

– Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do. Có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

– Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

3.2. Giảm thiểu các tác động khác

Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng. Thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

Yêu cầu:

– Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của phần III Phụ lục này cần phải nêu rõ kết quả của việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cơ sở đang hoạt động và phân tích các nguyên nhân của các kết quả đó.

– Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này, trong nội dung của phần III Phụ lục này, cần nêu rõ các thay đổi về biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

  1. Các công trình xử lý môi trường, chương trình giám sát môi trường

4.1. Các công trình xử lý môi trường

– Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án. Kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;

– Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.

4.2. Chương trình giám sát môi trường

Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam. Với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Yêu cầu: Đối với dự án đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư này, nội dung của mục 4.1 Phụ lục này cần phải nêu rõ hiện trạng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có của cơ sở đang hoạt động và mối liên hệ của các công trình này với hệ thống công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án cải tạo, nâng cấp, nâng công suất.

  1. Cam kết thực hiện

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết. Cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

 

  (2)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu) (*)

 

Ghi chú:

(1) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;

(2) Chủ dự án.

(*) Chỉ đóng dấu trong trường hợp chủ dự án là pháp nhân.

 

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/