Nhà vệ sinh dưới cầu thang là một sự lựa chọn không phải là ý tưởng tồi trong thời buổi hiện nay. Nhưng có nhiều ý kiến cho rằng đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì không tốt cho phong thủy.

Tóm lại, vấn đề đó là như thế nào, bản chất việc đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có hợp phong thủy hay không? Hãy cùng Công ty Xử lý chất thải Đà Nẵng tìm hiểu về những vấn đề trên để tìm lời giải đáp chính xác nhất nhé.

Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thì tốt hay xấu?

  • Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phần nào sẽ tiết kiệm được không gian ngôi nhà trong thời buổi “đất chật người đông” như hiện nay.
  • Tuy nhiên, về khía cạnh phong thủy thì gai chủ nên hóa giải nhằm tránh khí âm tích tụ gây nên những ảnh hưởng xấu không tốt chính gia chủ hoặc chính ngôi nhà.

Ưu điểm khi bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang;

  • Trong thời điểm mà mỗi ngôi nhà chỉ có diện tích từ 50 – 70 m2 như hiện nay thì bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phần nào sẽ giúp tối ưu hóa được không gian.
  • Không gian dưới gầm cầu thang gần như là không gian chết  chỉ thường bố trí kho hoặc khu vực tủ đựng đồ nên bố trí nhà vệ sinh vừa tối ưu hóa được không gian vừa giúp cho Kiến trúc sư thoải mái thiết kế không gian đẹp hơn, chỉnh chu hơn.
  • Đặt toilet dưới gầm cầu thang sẽ giúp đảm bảo được sự riêng tư của các thành viên trong gia đình.
Nhà vệ sinh dưới cầu thang
Nhà vệ sinh dưới cầu thang giúp tối ưu hóa không gian

Nhược điểm khi bố trí cầu thang kết hợp với nhà vệ sinh

  • Bố trí toilet hay nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là phương án không tồi nhưng đối với phương án nầy thì nhà vệ sinh sẽ có không gian không như mong muốn. Tất nhiên là sẽ hẹp hơn và khó bố trí các hạng mục như: bồn tắm, kính chắn… Hay nói cách khác, đặt toilet dưới cầu thang chỉ phù hợp với nhà có diện tích nhỏ.
  • Theo quan niệm phong thủy thì khu vực cầu thang là nơi cung cấp toàn bộ khí dương cũng như vận khí, thông khí cho toàn bộ ngôi nhà. Nếu đặt nhà vệ sinh tại đây thì không khác nào cản trở luồng khí tốt đó. Khiến cho vận khí toàn bộ ngôi nhà bị ảnh hưởng, phần nào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm về phong thủy. Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí, vì vậy nếu đặt dưới cầu thang – nơi lưu thông khí giữa các tần sẽ làm chặn luồng khí, gây ra sự ù lì, thụ động.
  • Do đó, người đàn ông hay người trụ cột gia đình sẽ dễ dàng gặp thất bại trong kinh doanh, sức khỏe yếu kém, Công việc bị cản trở, quan hệ không tốt với nhiều người xung quanh.

Tóm lại, việc đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ mang đến nhiều điều không tốt cho chính những thành viên trong gia đình vì nó cản trở dòng khí dương tạo nên sự tù túng, ù lì, thụ động trong chính ngôi nhà.

Phương pháp hóa giải khi đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang.

Đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang tất nhiên sẽ có ưu điểm và khuyết điểm. Nhưng đối với nhà phố hiện đại thì gần như đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang là biện pháp tối ưu. Do đó, cần phải hóa giải để phù hợp với phong thủy cũng như tạo nên sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

Các phương pháp hóa giải được trình bày như sau:

  • Có thể dùng đá thạch anh để trang trí không gian nhà vệ sinh. Vì theo phong thủy đá thạch anh là loại đá mang tính dương mạnh mẽ, có thể trung hòa khí âm trong nhà vệ sinh.
  • Dùng quạt hút để đẩy hết khí âm ra khỏi không gian nhà vệ sinh.
  • Dùng la bàn để kiểm tra hướng cửa nhà vệ sinh và tính theo quy luật ngũ hành để bố trí cửa theo quy luật tương sinh tương khắc.
  • Dập bỏ nhà vệ sinh, dùng gầm cầu thang để bố trí tủ sách, tủ đồ.
  • Nhằm giải đáp rõ hơn cần tham khảo bài viết xây nhà vệ sinh hợp phong thủy của Công ty chúng tôi đã viết.
Sử dụng đá thạch anh lát nhà vệ sinh
Sử dụng đá thạch anh lát nhà vệ sinh để hấp thụ khí âm

Trang trí nhà vệ sinh dưới gầm cầy thang như thế nào?

  • Nhà vệ sinh dưới cầu thang bao giờ cũng đặt ở không gian phòng bếp hoặc phòng khách, tức là không gian dễ dàng quan sát. Chính vì lý do trên cần phải thiết kế thật đẹp, thật hợp lý, phù hợp với không gian sang trọng của nơi tiếp khách.
  • Mặt khác, nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ được nhiều thành viên trong gia đình sử dụng, do đó, bạn có thể mở rộng phần diện tích dưới cầu thang ra bên ngoài để nhà vệ sinh có diện tích lớn hơn.
  • Để thuận tiện cho quá trình sử dụng cũng như thiết kế thì có thể chia nhà vệ sinh thành 3 phần riêng biệt gồm buồng tắm, bồn rửa tay, bồn cầu. Thiết kế như vậy sẽ làm cho hiệu quả sử dụng không gian nhà vệ sinh được tốt hơn.

>>>Xem thêm dịch vụ hút hầm cầu tại Đà Nẵng giá rẻ nhất

Những chú ý khi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang

Phù hợp với công trình nhỏ

  • Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chỉ phù hợp với nhà có diện tích đất nhỏ, muốn tối ưu hóa diện tích sử dụng.
  • Tuy nhiên, nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang chỉ sử dụng bồn cầu, bồn vệ sinh, tắm vòi sen. Nếu bố trí khu vực tắm, giặt chung hoặc bồn tắm thì tất nhiên sẽ không phù hợp.
lát gạch trắng giúp cảm nhận tốt hơn
Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang phù hợp với không gian hẹp

Xử lý mùi hôi phải tốt

  • Việc xử lý mùi hôi, thông khí trong nhà vệ sinh tốt một phần giảm bớt khí âm có trong nhà vệ sinh, phần khác đảm bảo cho việc giữ gìn vệ sinh.
  • Đặc biệt với khu vực cầu thang thường rất bí, khó bố trí đường ống thoát hơi. Do đó, cần nghiên cứu thật kỹ, đặt ống trước khi lắp đặt đường ống.

Diện tích xây dựng nhà vệ sinh dưới cầu thang

  • Diện tích xây dựng hợp lý nhất đối với nhà vệ sinh dưới cầu thang là từ 2,5m2 đến 3m2, và cần phải bố trí hợp lý nhằm tối ưu hóa không gian cũng như đảm bảo thẩm mỹ của nhà vệ sinh.
  • Sử dụng gạch lát nền màu tối, đảm bảo nhà vệ sinh có không gian rộng và dễ dàng vệ sinh, dọn dẹp.
  • Sử dụng đá thạch anh nhằm giảm bớt khí âm trong nhà vệ sinh.
  • Thiết bị vệ sinh cần phải lắp ráp cao, đủ ánh sáng để tránh cảm giác tối tăm.
  • Cần bố trí quạt hút để thông gió.
Mẫu nhà vệ sinh Đẹp
Lát gạch màu tối giúp nhà vệ sinh có cảm giác rộng hơn

Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hợp phong thủy.

Mặc dù đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang mang đến sự tối ưu hóa không gian nhà vệ sinh nhưng để chọn đó là phương án tốt thì cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy đến mang lại kết quả tốt hơn.

Cầu thang là nơi chứa khí dương, cung cấp vận khí cho toàn bộ ngôi nhà nhưng nhà vệ sinh lại chứa khi âm. Nhà vệ sinh là nơi ô uế nhất ngôi nhà, chứa khí âm. Việc kết hợp 2 luồng khí nầy sẽ mang lại nhiều điều không tốt. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phong thủy cũng cho rằng điều đó là không hẳn đúng 100%, bởi lẽ dưới gầm cầu thang vốn dĩ đã tập trung khí âm nên không xảy ra vấn đề gì lớn.

Khi bố trí hướng nhà vệ sinh cần phải tính toán đến chọn vị trí hướng cửa theo hướng xấy, tức là hướng bất lợi để hài hòa về mặt âm dương.

Nếu kết hợp các yếu tố trên thì việc bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang sẽ mang lại nhiều hiệu quả về mặt phong thủy, tối ưu hóa không gian cũng như mang lại sự thoải mái cho các thành viên trong gia đình.

Nguồn https://xulychatthai.com.vn/